Tìm hiểu về làng chiếu Bàn Thạch Duy Xuyên

1. Giới thiệu Làng chiếu Bàn Thạch

    Nằm ở vùng hạ lưu sông Taxi, có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và rất gần phố cổ Hội An, làng dệt chiếu Bàn Thạch đang trở thành một điểm đến của du khách trong chương trình khám phá các làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam.

    Từ một vùng quê nghèo, do biết khai thác tiềm năng, lợi thế và phát triển nghề truyền thống phù hợp với xu thế kinh tế thị trường, làng chiếu Bàn Thạch (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã ăn nên làm ra, trở thành điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

2. Các công đoạn làm chiếu Bàn Thạch

 

chiếu bàn thạchCánh đồng cói (hay đay, lác) xanh tươi nằm dọc hai bờ sông Taxi. Bãi cói này là nguồn nguyên liệu chính cho người dân dệt chiếu thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên. Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Sắc màu làng chiếu Bàn Thạch” của nhiếp ảnh gia Trần Minh Trí, quê Quảng Nam.

Người phụ nữ đang gặt cói. Đến độ giao mùa tháng 4 – 5, khi cái nắng oi bức trải rộng trên cánh đồng cũng là lúc người dân Bàn Thạch vào vụ mùa thu hoạch cói. 
Theo các tài liệu, làng chiếu Bàn Thạch nổi tiếng từ những năm 80 của thế kỷ trước, được xuất khẩu sang các nước Đông Âu với số lượng lớn.

chiếu bàn thạch

Cói gặt xong được đem về dựng bên nếp nhà. Làm chiếu ở Bàn Thạch gồm nhiều công đoạn như gặt cói, chẻ, phơi, chở cói khô về, nấu nhuộm, phơi cói vừa nhuộm và dệt chiếu.
Thôn Đông Bình được xem là cái nôi của nghề chiếu cói Bàn Thạch, hiện có hơn 80% người dân trong làng biết làm chiếu.

chiếu bàn thạch

Khung cảnh làm chiếu yên bình với hình ảnh ông Dư đang phụ tiếp bà Hoa chẻ cói. Công việc làm chiếu đòi hỏi có sự phân công rõ ràng. Người dân Bàn Thạch làm việc và phụ giúp nhau nên ai cũng biết làm từng công đoạn làm chiếu

Đàn ông thường lo việc thu hoạch cói, phơi và tước sợi để làm nguyên liệu. Bứt cói được xem là phần việc nặng nhọc nhất, mang về nhà rồi ngồi chẻ cói thành sợi nhỏ, sau đó đem phơi qua 2 cơn nắng gắt

Trong quá trình phơi, người dân phải canh để sợi cói không được quá khô. Sau đó sẽ buộc từng bó mang về nhà.

chiếu bàn thạch

Sau khi phơi thì tới việc nhộm màu. Công đoạn đòi hỏi sự kỳ công để sợi cói có màu sắc sảo và khó phai với đủ loại xanh, đỏ, tím hay vàng. Quá trình nhuộm phải nấu phẩm lên, nhúng từng chùm nhỏ vào, tùy theo độ đậm nhạt mà có thể nhúng 2-3 lần trở lên.

chiếu bàn thạch

Sợi cói nhuộm phẩm xong phải phơi cho đủ nắng, không quá gắt vì dễ giòn gãy và cũng không quá dịu vì dễ ẩm mốc

Loại cây để làm khổ dệt thường là cây cau già vì có độ bền cao, nhẹ và thẳng. Để dệt một chiếc chiếu thường cần có hai người, một người giữ khổ và một người cầm thoi. 

chiếu bàn thạch

Bàn tay người thợ phải khéo léo điều khiển sợi cói lúc nâng lên, lúc chìm xuống để cho ra các hình hoa văn ăn khớp nhau. Một thợ chiếu lành nghề có thể dệt được 3 – 4 chiếc trong một ngày.

chiếu bàn thạch

chiếu bàn thạch



Nét đặc biệt của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch là chợ chiếu. Chợ chiếu là phiên chợ họp sớm nhất xứ Quảng. Kẻ trong Nam, người ngoài Bắc hay các vùng lân cận muốn mua chiếu phải đến dự chợ chiếu Bàn Thạch thật sớm bởi chợ bắt đầu họp từ 4 – 5 giờ sáng. Khi mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên của một ngày mới, xen lẫn trong những dáng người tảo tần, chân chất dưới mái chợ rêu phong cũ kỹ là những chiếc chiếu lấp lánh màu sắc hoa văn trông rất đẹp mắt.

chiếu bàn thạch