Review du lịch thánh địa Mỹ Sơn ở Duy Xuyên
1. Tìm hiểu Lịch sử thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn ẩn chứa những điều huyền bí mà chỉ cần lạc vào đó thôi, người lữ khách sẽ có cảm tưởng như mình đang sống ở xã hội nhiều thế kỷ trước. Hãy cùng chúng tôi về Mỹ Sơn, nghe câu chuyện kể tín ngưỡng phồn thực, hòa mình vào điệu múa truyền thống để lòng bồi hồi dâng lên dạ khúc tự hào.
Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc (thể hiện qua các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ), và về văn hóa–thể hiện qua các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.
Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ VII, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí; và kỹ thuật xây dựng các tháp này của người Chàm cho tới nay vẫn còn bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp nào về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.
2. Giới thiệu về thánh địa Mỹ Sơn – kiến trúc có gì đặc sắc?
Thánh địa Mỹ Sơn được biết đến là công trình nổi tiếng của vương quốc Chăm pa, với rất nhiều đền đài với lối kiến trúc đặc sắc. Theo thống kế, có hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng trải dài từ thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ thứ 13. Điểm nổi bật nhất bên trong Mỹ Sơn là những đền thờ chính, mỗi đền thờ lại thờ một bộ Linga hoặc là hình tượng của Siva – vị thần bảo bộ của các vị vua Chăm pa xưa. Mỗi thời kỳ lịch sử đều mang dấu ấn riêng, mỗi đền tháp thờ những vị thần, vị triều đại vua khác nhau để cùng nhau tạo nên những kiến trúc đặc sắc như bây giờ. Song, nhìn chung Mỹ Sơn đều được xây dựng trên một mặt bằng đều là tứ giác, chia làm 3 phần, đế tháp, thân tháp và phần trên cùng đều biểu tượng cho một ý nghĩa nhất định. Toàn bộ đền đài được xây dựng trên một khu đất rộng Toàn bộ di tích Mỹ Sơn được chia thành 4 khu vực: A, B, C, bạn đừng lo vì du khách sẽ được hướng dẫn tham quan theo từng khu vực như vậy. Điểm nổi bật dễ nhận thấy ở đây là những kiến trúc Chăm pa cổ dường như vẫn còn nguyên vẹn như tượng thần Siva, bia đá, các linh vật cùng hệ thống đền tháp xưa.
- Khu vực A: Đây là điểm đến đầu tiên mà bạn sẽ tới, từ đây du khách có thể quan sát và bao quát hết các khu vực B, C,. Di tích chủ yếu ở đây chính là các đền tháp đang trong quá trình trùng tu, rất đáng để tìm hiểu.
- Khu vực B: Ở đây sẽ là đồi phía tây, nơi tập trung 1 tháp chính và 3 tháp phụ
- Khu vực C: Ở đây sẽ là đồi phía nam, là khu vực nổi bật nhất ở thánh địa Mỹ Sơn với rất nhiều các bia ký, đền tháp, phù điêu và các tác phẩm điêu khắc cực kỳ đa dạng, phong phú
3. Thánh địa Mỹ Sơn ở đâu, hướng dẫn chi tiết đường đi?
Địa chỉ: Xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nằm cách thành phố Đà Nẵng 69km và cách phố cổ Hội An 45km. ⇒ Hướng dẫn đường đi:
♦ Từ quốc lộ 1A, chạy thẳng hướng về Vĩnh Điện rồi tới thị trấn Nam Phước, đoàn đường này dài khoảng tầm 40k, mất khoảng 1 tiếng chạy xe.
♦ Từ ngã ba Nam Phước, rẽ phải chạy lên theo hướng Trà Kiệu, check in Trà Kiệu đi thêm chừng 12km nữa sẽ thấy biển chỉ dẫn lối vào thánh địa Mỹ Sơn. Từ đây, di chuyển thêm khoảng 5 phút đường núi nữa sẽ tới được thánh địa. Để đảm bảo mọi người nên di chuyển theo tuyến đường màu đỏ Theo lời giới thiệu về thánh địa Mỹ Sơn, vẫn còn một cách di chuyển nữa đó là tuyến ghi dấu màu xanh ở bản đồ, ngắn hơn so với cách ở trên nhưng khá là khó đi nên khuyến khích bạn nên đi theo gợi ý ở trên là tốt nhất.
Tuyến đường này khá là nhộn nhịp, rộng rãi chỉ cần đi 1 đường là tới, không rẽ nhiều, cách này cũng khá đơn giản cho những bạn nào lần đầu tiên du lịch thánh địa Mỹ Sơn tự túc. Còn nếu đã đặt tour tham quan thánh địa Mỹ Sơn, bạn không cần phải biết chi tiết về đường đi, giá vé hay xe cộ vì bên tour đã lo trọn gói. Đó cũng là ưu điểm của đi tour so với đi tự tục, quan trọng là nên so sánh về chi phí, hoàn cảnh để lựa chọn phương án nào là hợp lý và tiết kiệm chi phí nhất.
Song, nếu muốn tìm hiểu về một di tích cổ xưa như đền tháp Mỹ Sơn, nên đi theo tour vì sẽ có riêng hướng dẫn viên thuyết trình về tất cả mọi thứ cho bạn nghe.Hoặc có thể gọi xe taxi giá rẻ tại Duy Xuyên để được hướng dẫn chi tiết.
4. Giá vé thánh địa Mỹ Sơn là bao nhiêu, mua ở đâu?
Giá vé tham quan thánh địa Mỹ Sơn 2021 đã có sự thay đổi so với trước đây, mọi người cần cập nhật ngay để chuẩn bị về chi phí trước khi chuyến đi được khởi hành.
Giá vé được quy định như sau:
- Đối với khách người Việt: 100k/ khách
- Đối với khách nước ngoài: 150k/ khách
Dọc khắp nước mình, đâu đâu cũng in lại những dấu ấn văn hóa lạ kỳ mà đẹp đẽ đến lạ lùng. Và tín ngưỡng phồn thực của người Champa hằn vết tích lên Thánh địa Mỹ Sơn là một trong những điều diệu kỳ như thế. Có dịp du lịch Quảng Nam, nhớ ghé Mỹ Sơn chìm đắm vào thế giới tín ngưỡng phồn thực ma mị, bạn nhé!
Ai đã nghe chuyện kể phồn thực
Hằn vết tích thời đại cổ xưa
Về Mỹ Sơn trong một chiều mưa
Lòng thầm lặng thời gian quay ngược.
>>> Các địa điểm du lịch hấp dẫn tại Duy Xuyên
Chúc quý khách có chuyến du lịch trải nghiệm thú vị