Các địa điểm du lịch hấp dẫn khi đến Đại Lộc
Người dân Đại Lộc đa phần sinh sống bằng các nghề trồng lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu, trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải, đan lát, làm nhang, thợ hồ, chế tác đá, đi rừng, tìm trầm, kỳ nam, khai thác dầu rái, buôn bán trao đổi. Nổi tiếng nhất huyện là thôn Bàu Tròn – xã Đại An, nơi đây là vùng chuyên sản xuất các loại rau như các loại rau cải, đậu tây, đậu đũa (đậu que), bí đao, khổ qua, dưa leo (dưa chuột), đu đủ, dưa hấu, bí đỏ, ớt… Cung ứng cho nhân dân trong vùng và TP.Đà Nẵng. Thôn Bàu Tròn là địa phận giáp ranh giữa xã Đại An và xã Đại Cường(ngăn cách bởi chiếc cầu Quảng Huế bắc qua sông Taxi thơ mộng). Món ăn đặc thù là Mỳ Quảng, Bánh tráng cuốn thịt heo luộc, hoặc Bánh tráng cuốn cá nục trụng, bê thui…
Cụ thể như một số thôn của xã Đại An làm cây rau, Đại Hòa làm cây chuối (chuối già hương), mô hình vườn ao chuồng. Cây chuối phát triển thì các con vật nuôi cũng phát triển, hiện nay thôn Lộc Bình là thôn có số hộ chuyên canh cây chuối 100%.
Đại Lộc hiện còn tiềm ẩn một nghề tay trái của các lão nông nhàn rỗi, đó là nghề trồng hoa và cây cảnh, nguồn cây mai (nổi tiếng trong và ngoài nước), ở Đại Hoà, Ái Nghĩa có nhiều cây thế trồng lâu năm. Mọi người có thể thuê dịch vụ xe du lịch để di chuyển đến các địa điểm hoặc tự đi bằng xe riêng.
Làng trống Lâm Yên
Vị trí: Lâm Yên chính là vùng tứ châu của bốn địa giới gộp lại là: Lâm Tây, Lâm An, Lâm Ðại, Lâm Trung nay là ấp Nam xã Ðại Minh, huyện Đại Lộc Quảng Nam.
Đặc điểm: Nghề làm trống ở Lâm Yên chỉ là nghề phụ nhưng những sản phẩm của họ làm ra thì rất được khách ưa chuộng. Hằng năm từ 1500 đến 2000 sản phẩm các loại đều được bán ra thị trường, có khi sản phẩm của họ vào tận các tỉnh Tây Nguyên và cả những miền Ðông Nam Bộ.
Suối Mơ
Nhiều năm qua, Suối Mơ (Đại Đồng, Đại Lộc Quảng Nam) đã trở thành một địa chỉ du lịch sinh thái được rất nhiều người biết đến.
Suối Mơ có lòng khe rộng với nhiều những đoạn suối đẹp nằm ẩn hiện trong cánh những cánh rừng hoang vu, tịch mịch. Nhìn từ xa, con suối trong và xanh như những dải lụa mềm vắt qua từng khe đá. Có đoạn, suối chảy róc rách qua những lèn đá có đủ màu sắc, kích cỡ; có đoạn suối thì tuôn đổ, sủi bọt trắng xóa qua những ghềnh đá lớn, sản phẩm của tạo hóa ngàn năm.
Khe Lim
Từ thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc Quảng Nam, theo con đường quốc lộ 14B khoảng 20 km về phía Tây, bạn sẽ đến với thắng cảnh tên là Khe Lim. Từ trên đỉnh núi Am Thông, có một dòng nước ngày đêm đổ xuống dòng suối với rất nhiều tảng đá lớn nhỏ nằm xếp chồng lên nhau, tạo thành rất nhiều thác nước tung bọt trắng xoá rồi âm thầm chảy ra con sông Vu Gia để cùng xuôi về với biển. Dọc hai bên bờ suối thì có những cánh rừng nguyên sinh, các thảm thực vật quanh năm xanh tốt. Cùng với các dãy Hio – Hiu sừng sững ở phía Nam và dãy đồi núi nhấp nhô phía Tây Bắc, tất cả đã tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Trên đỉnh thác nước ở Khe Lim vẫn còn dấu tích Chùa Am với các giai thoại dân gian huyền bí.
Đỉnh Am Thông
Bằng Am,hay còn gọi là Am Thông hay Tùng Sơn, chính là dãy núi đá vôi cao 830m so với mực nước biển tọa lạc ở khu vực xã Đại Hồng, Đại Lộc Quảng Nam. Nơi đây như là một chốn bồng lai, chính là nơi bạn có thể đón những tia nắng đầu tiên của ánh bình minh và ánh tà dương muộn hạ dần sau núi đồi.
Mỏm đá có hình đầu người như đang đau đáu về miền vô định nào đó tận trời xanh.
Đỉnh núi là một thung lũng tuyệt đẹp dựa lưng vào ba quả đồi nhỏ với 4 khe suối chảy xuôi gồm khe Lim, khe Hóc, khe Hung và khe nước Đỏ. Nhiệt độ ở đây luôn thấp hơn dưới chân núi 5 – 7 độ C và độ ẩm cao nên có nhiều loài địa lan, phong lan và dương xỉ phát triển. Sim và cây chổi là hai loài mọc phổ biến. Người dân hàng ngày vẫn leo lên đỉnh để cắt cây chổi về bán. Đến mùa sim chín, bạn có thể làm một bữa no nê quanh vài bụi sim trĩu trái.
Khu địa đạo Phú An – Phú Xuân
Khu địa đạo Phú An – Phú Xuân chính là địa đạo nổi tiếng trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Phú An – Phú Xuân chính là tên gọi của một làng quê hình thành nên bên bờ Bắc sông Taxi ngay từ buổi đầu sơ khai. Hiện Phú An – Phú Xuân là thuộc xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc Quảng Nam nơi đây còn gắn với một địa đạo trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân dân ta, của những người dân vùng B Đại Lộc.
Làng Hương
Làng hương Phú Lộc, nay nằm tại khối Trung An, thị trấn Ái Nghĩa, thuộc huyện Đại Lộc Quảng Nam, là một trong những làng hương truyền thống lâu đời nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam.
Có thể nói rằng, qua hàng trăm năm với bao vật đổi sao dời nhưng nghề làm hương truyền thống Phú Lộc vẫn được duy trì và phát triển đến hôm nay. Ghé thăm làng nghề, đặc biệt là vào tháng mười một, tháng chạp âm lịch, thời điểm cận Tết, du khách gần xa sẽ vô cùng ngạc nhiên và thích thú khi nhìn thấy dọc hai bên đường hương phơi đầy trước sân, ngoài ngõ. Có cả nhà phơi bằng nong, lại có nhà phơi bằng giàn. Khách như lạc vào một thế giới khác, thế giới đầy sắc và hương. Đó chính là mùa rộn ràng nhất trong năm, không chỉ để phục vụ Tết mà còn kéo dài đến rằm tháng Giêng, một trong ba rằm lớn trong năm…
Chùa Cổ Lâm
Cổ Lâm là một trong những ngôi chùa cổ Đại Lộc Quảng Nam. Chùa này được xây dựng vào năm 1687.
Chùa Cổ Lâm này nằm trong quần thể khu du lịch Suối Mơ (Đại Đồng, Đại Lộc). Từ thành phố Đà Nẵng, thì chưa đầy một giờ xe máy, bạn đã có mặt ở khu du lịch sinh thái này. Để rồi, sau những giờ phút thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên thơ mộng mà lại hùng vĩ, bạn có thể làm một cuộc hành hương về với chùa Cổ Lâm – một di tích lịch sử gắn với những hoạt động cứu nước của chí sĩ Trần Cao Vân.
Đập hồ nước Khe Tân
Hồ chứa nước Khe Tân thuộc huyện Đại Lộc Quảng Nam, nằm trên trục đường 14B từ Đà Nẵng đến Đường Hồ Chí Minh. Hồ được kiến tạo ở độ cao đến 300 mét so với mặt nước biển với lưu vực hồ rộng đến 840ha, dung tích đến 46 triệu mét khối nước.
Ngoài chức năng cung cấp chức năng nước tưới cho hàng nghìn héc ta lúa và hoa màu ở tại 7 xã vùng B tại Đại Lộc, hồ chứa nước Khe Tân còn là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho những khách du lịch muốn đến Đại Lộc Quảng Nam.
Trong lòng hồ có đến hàng chục các hòn đảo lớn nhỏ, tạo nên một phong cảnh hữu tình. Thuyền du lịch sẽ đưa du khách đến suối Róc Rách, suối Dụ… để ngắm ngọn thác đổ trắng xóa nằm giữa những khu rừng nguyên sơ. Trong lòng suối có rất nhiều nhũ đá trông rất đẹp mắt. Rừng nguyên sinh An Bằng, Hữu Niên nằm đan xen với rừng trồng với nhiều những loại thực vật như cồng, chò, dẻ, kiền kiền, dầu rái và rất nhiều chủng loại như chim muông, con vật như nai, mang, nhím, chồn, gà rừng, heo rừng, cu ngói, chim mía, cò trắng… tạo nên một sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên hoang sơ đầy hấp dẫn.